Ba lê xưa nay vẫn thường chỉ được chiêm ngưỡng nơi khán phòng của những nhà hát sang trọng, với Lưu Ly, cô mong muốn khán giả nhìn thấy ba lê gần gũi hơn, giản dị và vẫn tỏa ra vẻ đẹp thuần khiết, kinh điển dù ở bất cứ nơi nào trên đường phố. Dẫu là nơi ồn ào hay tĩnh lặng, vẻ đẹp của ba lê vẫn toát lên sự kiêu sa, kiêu kỳ như vốn có.
Tất nhiên, Á khôi Lưu Ly không có ý định mang toàn bộ những điệu vũ bác học ấy “ra đường” và hòa nhập vào đời sống, cô chỉ có ý định thể hiện một góc, một nét nào đó vẻ đẹp của ba lê trong đời sống theo tinh thần của một ngườ trẻ. Lưu Ly cũng chọn những góc cổ nhất của Hà Nội, có thể đó là bờ tường ngôi nhà cổ đã ít nhiều những dấn ấn gai góc, tàn phá của thời gian, có thể là không gian lộng lẫy của khán phòng Ngụy Như Kon Tum, có thể ở trên cầu Long Biên chất chứa đầy những ký ức lịch sử và thời gian… Ở nơi nào, Lưu Ly cũng đã hóa thành “thiên nga đường phố” lộng lẫy, quyến rũ và cũng đầy sức sống của tuổi trẻ.
Á khôi áo dài 2005 Lưu Ly, từng tốt nghiệp xuất sắc khoa múa trường cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, cô chỉ tham gia lĩnh vực múa một thời gian và chuyển sang hoạt động showbiz với vai trò diễn viên múa, người mẫu, diễn viên.
Hình ảnh Lưu Ly biểu diễn ba lê giữa đời thường Hà Nội:
Hào Hoa
Ảnh: Tuấn Đào