Xin đừng bắt áo dài "hi sinh" vì nghệ thuật!
áo dài cưới,áo dài dạ tiệc

Hãy cứ khoác lên trên mình thịt bò sống như cô nàng Lady Gaga bên Mỹ, hãy cứ mặc váy dành cho đàn ông như nam danh ca Elton John, nhưng xin "nghệ thuật" hãy bỏ qua cho tà áo dài quốc hồn người Việt.

Xin hãy cứ để những chiếc áo dài nguyên vẹn với vẻ đẹp giản dị của nó, để mỗi người Việt xa quê hương vẫn thấy tâm hồn quê hương tràn đầy trong bộ quốc phục tinh khôi...

 

Tà áo dài truyền thống là một biểu trưng đặc biệt của Việt Nam. Nhắc tới áo dài, người ta không thể không liên tưởng tới vẻ đẹp, sự thùy mị của người con gái Việt. Cùng với lịch sử ra đời cả ngàn năm, áo dài đã vượt qua giới hạn thông thường của một thứ trang phục thông thường, để được gọi với một cái tên trang trọng hơn: Quốc phục. 

 

Xin đừng bắt áo dài hi sinh vì nghệ thuật
Kiều Trinh với áo dài xuyên thấu nội y

 

Không chỉ gói gọn trong văn hóa ăn mặc, áo dài còn đi vào trong thơ ca Việt Nam như một biểu tượng cho vẻ đẹp tinh khôi, trong sáng. Từ Áo lụa Hà Đông của Nguyên Sa với những vần thơ lãng đãng: "Nắng Sài Gòn, anh đi mà chợt mát. Bởi vì em, mặc áo lụa Hà Đông" cho tới Một thoáng quê hương của nhạc sĩ Từ Huy, người ta thấy ăm ắp trong đó niềm tự hào của chiếc áo biểu tượng Việt Nam: "Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó..."

 

Rất may mắn cho văn học nghệ thuật Việt Nam, khi các thi sĩ, nhạc sĩ như Nguyên Sa, Từ Huy đã có những tác phẩm để đời kia từ khá lâu rồi. Nếu các vị sống trong thời đại "bùng nổ" của những sáng tạo, "hi sinh" vì nghệ thuật hiện nay, chắc hẳn Áo lụa Hà Đông hay Một thoáng quê hương cũng không thể ra đời. Nhạc sĩ Nguyên Sa hẳn sẽ chẳng thể nào cảm thấy "anh đi mà chợt mát", nếu chiếc áo dài ông nhìn thấy là của Kiều Trinh. Bởi với chiếc áo dài cách tân này, người thấy mát sẽ là người mặc, còn cảm giác "nóng" mới là cảm giác chủ đạo của những người xem.

 

Cố nhạc sĩ Từ Huy khi viết những giai điệu chan chứa tự hào về tà áo dài Việt trong Một thoáng quê hương có lẽ cũng không thể ngờ rằng chỉ sau vài chục năm, "hậu bối" của mình lại góp công lớn trong việc thay đổi ý nghĩa những ca từ bất hủ. Nhìn tà áo dài của ca - nhạc sĩ Mai Khôi, cụ Từ Huy hẳn cũng không nhìn ra nổi "tâm hồn quê hương ở đó" mà thay vào đó, có lẽ những anh chàng cao bồi Texas sẽ mừng rỡ vì nhận ra đồng hương tại một xứ sở xa xôi.

  

Không chỉ đi vào trong thơ ca, chiếc áo dài còn đi vào trong hội họa với bức tranh của cố danh họa Tô Ngọc Vân: Thiếu nữ bên hoa huệ. Vẻ thanh khiết cộng hưởng từ chiếc áo dài trắng, đóa hoa huệ và sự trong sáng của người thiếu nữ đã giúp cho bức tranh của ông trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng và có giá trị bậc nhất trong hội họa hiện đại Việt Nam. Dù sau này, có rất nhiều họa sĩ, nghệ sĩ cố công đi theo con đường mà ông đã chọn, nhưng chẳng bao giờ có một "Thiếu nữ bên hoa huệ" thứ 2. Nhưng đó là khi xét về mặt giá trị nghệ thuật mà thôi. Còn nếu tính riêng sự nổi tiếng, bức họa để đời của ông hẳn sẽ lép vế hơn hẳn so với một "tác phẩm nghệ thuật" khác - khi mà nó nổi lên như còn sau chỉ vỏn vẹn vài ngày - bộ hình: "Áo dài khoe nét xuân thì" của Mai Phương Thúy.

 

Cũng vẫn là chiếc áo dài trắng Việt Nam, nhưng trong bộ ảnh mới mẻ của cựu hoa hậu Mai Phương Thúy, người ta không nhìn thấy sự thuần khiết, trong sáng như áo dài vốn có mà thay vào đó là sự gợi cảm, ướt át của chất vải mong manh bó sát. Những tư thế mà cô hoa hậu cùng nhiếp ảnh gia lựa chọn không hề xấu, ngược lại nó rất phù hợp khi thể hiện sự quyến rũ, sexy của người đẹp họ Mai. Cũng cùng luận điểm này, một "nhiếp ảnh gia danh tiếng" hùng hồn tuyên bố: "Chỉ những ai đầu óc thô tục mới chỉ trích Mai Phương Thúy" và đưa ra một loạt minh chứng mang tính chuyên môn cao: bố cục ánh sáng, điều phối ánh sáng cũng như nghệ thuật chụp hình... Như còn cảm thấy chưa đủ, nhiếp ảnh gia "danh tiếng" còn mượn bài thơ "Thiếu nữ ngủ ngày" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương để liên tưởng về tư thế tạo dáng của Mai Phương Thúy để rồi kết luận: "Đây là một tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa".

 

Xin đừng bắt áo dài "hi sinh" vì nghệ thuật
Mai Phương Thúy và bộ ảnh áo dài gây nhiều tranh cãi

 

Không dễ để tranh luận với một nhiếp ảnh gia từng hành nghề tới vài chục năm về chuyên môn, lại càng không thể chê "Thiếu nữ ngủ ngày" của Hồ Xuân Hương là dung tục, tuy nhiên cũng thật khó để coi ...quốc phục là đồ ngủ. Thiếu nữ ngủ ngày cũng vậy, hoa hậu ngủ ngày cũng vậy, xin đừng khoác trên mình chiếc áo dài. Biểu tượng của vẻ đẹp trong sáng, sự thùy mị nết na của người con gái Việt, nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đất nước không nên là những thứ có thể "hi sinh" cho nghệ thuật một cách dễ dãi và thoải mái giống như những bộ trang phục bình thường. Sáng tạo trong nghệ thuật cũng vậy.



Áo Dài Nổi Bật
 
Mẹo Vặt Cho Áo Dài
4 màu sắc áo dài cưới cho cô dâu Việt

Trên nền chất liệu lụa mềm mại, nhà thiết kế sử dụng hoa văn và các chi tiết trang trí màu vàng đồng để làm nổi bật cho trang phục ngày cưới của cô dâu.

Hỗ Trợ Trực Tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline
Tư vấn áo dài
Kinh doanh
Find us on Facebook
Bản Đồ Đến Hoàng Liêm
ao dai
Quảng Cáo